THÁNH TẢ AO – TẬP ĐẠI THÀNH CỦA NỀN ĐỊA LÝ PHONG THUỶ TRUNG – VIỆT

Đinh Công Vỹ

(TS. Lịch sử).

“Tả Ao” không hẳn là tên thật của bậc Thánh Địa lý nước ta. Đó là tên làng quê, nơi sinh ra bậc Thánh, tức là làng Tả Ao, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (Nay thuộc huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Sách “Liệt tiên truyện” lại nói về quê hương thánh ở làng Ái Thôn, xã Đặng Điền, huyện Chân Phúc, cũng thuộc Hà Tĩnh. Tên thật của ông Thánh đó trong sử sách cũng khó khẳng định: “Bách khoa toàn thƣ Việt Nam” ghi tên ông là Tả Ao, “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú ghi: Tả Ao tên thật là Hoàng Chiêm hoặc Hoàng Chỉ. Theo dân gian: người cùng quê thường gọi ông là Vũ Đức Huyền. “Nam hải dị nhân” của Phan Kế Bính nêu: Tả Ao tên thật là Nguyễn Đức Huyền

Không những tên thật, quê huơng không thống nhất mà đến năm sinh, thời Tả Ao sống cũng vậy. Nhƣng tài đức và cuộc đời ông lƣu truyền trong dân gian đều đƣợc đề cao.

Do quá nổi tiếng, đi quá nhiều nơi, truyền thuyết quá phong phú, dẫn đến phức tạp, làm cho không những tên thật, nơi sống mà cả thời gian Tả Ao sống cũng xê dịch, khó thống nhất. Do đó, ta không thể tìm thấy thời gian Tả Ao sống và làm việc thật chính xác, trong một thời đại với năm tháng xác định thống nhất? Cho nên, phải có dung sai cho phép với giả thiết. Phải chăng là từ năm 1442 (lúc xảy ra thảm án Lệ chi viên với việc vua Lê Thái Tông chết mờ ám, để vua Lê Nhân Tông lên ngôi) chính là lúc Tả Ao sinh ra? Phải chăng Tả Ao đã sống, hoặc để lại dấu ấn quan hệ từ lúc sinh đó đến cuối đời Lê Thuần Tông, đầu đời Lê Ý Tông, ngang với niên đại Trung Quốc từ đời Minh (Anh Tông) đến đời Thanh Cao Tông (Càn Long)? Còn không gian Tả Ao có thể sống, học, làm việc là ở miền Bắc Bộ và Bắc Trung bộ lấy gốc là tỉnh Nghệ Tĩnh quê gốc tới Trung Hoa.

Ở những thời gian, không gian ấy, học Địa lý thầy Tàu, hẳn Tả Ao không thể không biết tới, học đƣợc hoặc chịu ảnh hƣởng từ những trí thức thầy Tàu có thể biết hay chịu ảnh hƣởng của các nhà Địa lý Trung Quốc trƣớc thầy hoặc đƣơng thời, tính từ nhà Thanh, nhà Minh về trƣớc mà ở thời ấy có thể biết.

Nhà bác học Lê Quý Đôn (1726-1784) sinh sau Tả Ao còn biết, hẳn bậc thầy Tàu của Tả Ao và Tả Ao sinh trƣớc, gần với thời của các sách và các danh nhân Địa lý tiên nguyên Trung Quốc hơn sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếp thu các tri thức Phong thuỵ từ Minh Thanh về trƣớc.

Đặc biệt là các nhà Địa lý nhƣ Cao Biền hay Hoàng Phúc thì mọi người, nhất là Lê Quý Đôn hay thầy trò Tả Ao lại càng biết vì đó là những nhà Địa lý Trung Quốc nhƣng lại từng làm quan cai trị ở Việt Nam, có ảnh hƣởng rất sâu sắc với Việt Nam. Ở VĐLN, mục trên, điều 43 Lê Quý Đôn viết: Ở nƣớc Nam ta tƣơng truyền rằng: “Vua Đƣờng Ý Tông nghe nói ở An Nam có vƣợng khí, bèn sai Tiết độ sứ là Cao Biền sang dùng thuật yểm”. Lê Quý Đôn cho rằng: “Điều đó chƣa hẳn là đồn sai”.

Cao Biền là ngƣời U Châu (Bắc Kinh ngày nay) cháu nội của danh tƣớng Cao Sùng Văn đời Đƣờng. Ông là ngƣời đầu tiên trở thành Tiết độ sứ của trị sở Tĩnh hải quận trong lịch sử Việt Nam và trở thành danh tƣớng khi đánh bại các cuộc xâm nhập của Nam Chiếu ở Việt Nam. Điều nổi bật là thành Đại La gắn với Cao Biền mà không mấy ngƣời dân nào ở Việt Nam không biết. Thành còn gọi là La Thành, do quan cai trị Trung Quốc đắp từ trƣớc nhƣng chỉ đến khi Cao Biền xây dựng mới có bề thế. Theo truyền thuyết thành xây đi xây lại nhiều lần vẫn bị sụt lở ở sông Tô Lịch. Cao Biền phải trấn yểm cho đất vững và chặn dòng long mạch của vùng đất này. Một vài di vật trong số các di vật đƣợc tìm ra trong lòng sông Tô Lịch vào tháng 9 năm 2001 gần đây đƣợc một số nhà nghiên cứu cho là di tích của bùa yểm Cao Biền.

Ở Việt Nam đến nay còn đầy ắp những truyền thuyết về Cao Biền trấn yểm các long mạch nữa là thời của thầy trò Tả Ao, gần với thời Cao Biền hơn. Nhiều tài liệu còn ghi rõ: Khi Đƣờng Ý Tông quyết định cử Cao Biền sang nƣớc ta đã ngầm bảo: “Trẫm nghe An Nam có nhiều ngôi đất thiên tử, ngƣơi tinh thâm về Địa lý nên hết sức yểm đi và vẽ hình đất ấy đem về cho trẫm xem”. Vâng lời vua Đƣờng, Cao Biền đến nƣớc ta dồn sức đi khắp nơi xem xét núi rừng hồ biển sông nƣớc chỗ nào địa thế tốt, có khí địa linh đều tìm cách yểm. Ông chặn những đất có long mạch  bằng cách đào những giếng khơi rất sâu, hoặc giả tảng lập đàn cúng tế để lừa thần bản địa đến rồi dùng kiếm báu chém đầu, xong đào hào, chôn kim khí để triệt long mạch. Có lần Cao Biền đến núi Tản Viên định dùng chƣớc này nhƣng thất bại, lại còn bị một đạo sỹ Việt Nam và dân Ninh Bình bắn trọng thƣơng ở núi Cánh Diều, y tiếp tục thất bại trong việc trấn yểm thần Long Đồ, thần Bạch Mã,… Đặc biệt là làng Cổ Pháp, nơi sẽ sinh ra bậc đế vƣơng của trời Nam. Sau nhiều ngày chú tâm xem xét cuộc đất toàn vùng, Cao Biền cùng các thầy pháp và thầy Địa lý của Trung Quốc đã ra tay cắt đứt long mạch bằng cách đục đứt sông Điềm và 19 điểm ở làng Phù Chẩn để yểm. Tất cả những âm mƣu thâm độc đó của Cao Biền đều bị các thánh thần và các danh nhân Địa lý Việt Nam đƣơng thời hoặc hậu thế đánh cho lụn bại. Bản thân ông ta cũng hoảng sợ trƣớc linh khí nƣớc ta, không ở đƣợc lâu, phải về nƣớc, thất bại thảm hại trong việc đẩy lùi cuộc nổi dậy của Hoàng Sào. Năm 887 bùng lên cuộc nổi dậy chống lại ông dẫn đến cảnh giao chiến khốc liệt tại Hoài Nam quận. Cao Biền và cả nhà bị tƣớng Tần Ngạn giam cầm rồi giết sạch. Trong những thất bại của Cao Biền có sự góp vào của ngƣời đời sau là Tả Ao. Truyền thuyết nhắc tới việc Tả Ao đã phá những trấn yểm đã có từ đời trƣớc của Cao Biền ở nhiều nơi nhƣ núi Hàm Rồng, núi Tản Viên… Có cả những giai thoại về việc Tả Ao và Cao Biền thi thố tài năng. Nhƣng xét về thời gian Cao Biền sinh trƣớc Tả Ao mấy trăm năm thì điều này có vẻ vô lý. Nhƣng vẫn có lý khi nói tới Tả Ao đánh vào bùa yểm có từ trƣớc để lại trên nƣớc Việt Nam của Cao Biền và đánh vào uy thế Địa lý của ông ta, đấu pháp với vong linh ma quái của ông ta. Và đặc biệt là hiện nay trên nƣớc ta và ở Pháp, (nƣớc từng một thời bảo hộ Việt Nam) còn giữ đƣợc nhiều tác phẩm là thác danh hay là của chính Cao Biền – Hoàng Phúc nhƣ các tác phẩm: “An Nam cửu long kinh” (thác danh) hay tác phẩm “Cao Biền bị khảo”, “Cao Biền địa cảo tập”, “Địa lý đồ chí”… nay còn giữ đƣợc nữa là thời Tả Ao còn gần với thời Cao Biền, Hoàng Phúc hơn.

      Những tác phẩm Địa lý của Cao Biền có quan hệ tới Việt Nam, đƣợc tìm lại đƣa về cho Việt là nhờ quan cai trị Hoàng Phúc, cũng là một thầy Địa lý, rất có ảnh hƣởng tới Việt Nam, mà tài giỏi nhƣ thầy trỏ Tả Ao không thể không biết.

     Theo Minh sử, Hoàng Phúc bị sung vào quân đội làm sự quan, sau đƣợc phục chức, cho sang Đại Việt làm nhiệm vụ đến tận 1424 mới đƣợc triệu về… Năm 1427, tình hình quân Minh ở nƣớc ta nguy cấp, Minh Tuyên Tông triệu Hoàng Phúc về kinh rồi giao nhiệm vụ sang nƣớc ta. Nhƣ thế là Hoàng Phúc đã sang nƣớc ta 2 lần: Lần đầu ở Việt Nam suốt 18 năm (từ 1406 – 1424). Lần thứ hai: sang với tƣ cách làm trợ lý cho ngƣời đứng đầu đạo quân xâm lƣợc là Liễu Thăng…. Ông xuất thân Tiến sỹ, mang chức Thƣợng thƣ, giữ việc Bố chính (hành chính) và Án sát trong chiến dịch cai trị, đồng hoá nƣớc ta, trong đó có cả nhiệm vụ cơ mật là triệt yểm các long mạch đại phát trên đất Việt.

     Trong các quan lại giỏi Địa lý nhất của nhà Minh, gần với thời Tả Ao mà ông không thể không biết phải kể tới Lƣu Bá Ôn và Hoàng Phúc… Hẳn ông phải biết. Lƣu Bá Ôn là công thần khai quốc của nhà Minh, có tài trấn yểm Phong thuỵ, khiến hoàng đế sáng nghiệp của Minh triều phải khâm phục. Lƣu Bá Ôn là tác giả quan trọng, từng góp vào hình thành tác phẩm “Địa ký lƣợc” đã phổ biến ở nƣớc ta, nay còn lƣu ở thƣ viện Viện nghiên cứu Hán Nôm hẳn là Tả Ao phải biết. Nhƣng ngƣời mà thầy trò Tả Ao phải biết hơn hẳn phải là Hoàng Phúc, vì Hoàng Phúc mới là ngƣời sống thực ở nƣớc ta, gần với thời Tả Ao hơn.

       Nguyễn Trãi, danh nhân văn hoá lẫy lừng nhất của thời Lê sơ, hẳn thầy trò Tả Ao phải biết. Sử liệu cho biết: Sau khi tiễn cha lên ải Bắc, Nguyễn Trái đƣợc Hoàng Phúc can thiệp để khỏi bị quân Minh hạch sách, chỉ bị chúng giam lỏng ở thành Đông Quan mấy năm (1407 – 1416). Sau này, Nguyễn Trãi và Lê Lợi bắt đƣợc Hoàng Phúc đem theo những tài liệu Địa lý của Cao Biền. Nguyễn Trãi đã đối xử tử tế với Hoàng Phúc. Có chuyện kể: Nguyễn Trãi biết Hoàng Phúc có biệt tài về Địa lý nên mời ông ta về xem đất Nhị Khê quê mình. Hoàng Phúc xem nhà vƣờn của  Nguyễn Trãi và từ tốn nói: “Số tôi có phúc dày nên gặp hạn xấu cũng chỉ bị nhiều lắm là 100 ngày… còn ông sẽ mang hoạ mấy đời”. Trƣớc đó, khi chƣa bị ta bắt, Hoàng Phúc đã khảo sát vùng này và ghi “Nhị Khê mạch đoản, hoạ thảm tru di”. Vậy lời tiên tri của ông có căn cứ, đúng với thảm án Lệ Chi Viên về sau, ứng vào năm 1442 mà có tài liệu cho đó là năm sinh của Tả Ao.

         Vốn khi Hoàng Phúc sang nƣớc ta đã mang theo cuốn Địa lý của Cao Biền đời Đƣờng để làm bản đồ nghiên cứu địa hình nƣớc ta và khảo sát Địa lý, phục vụ cho việc cầm quân chinh phục, đồng hoá nƣớc ta. Vậy Hoàng phúc có thể tới những linh địa mà Cao Biền đã ghi chép. Biết Cao Biền, biết Hoàng Phúc, trong tầm khảo sát Bắc bộ và Bắc Trung bộ sau này, Tả Ao làm sao không tới nơi ấy?. Các vùng linh địa Tam Đảo, Ba Vì là những chủ sơn trong Ngũ nhạc Việt Nam. Đó là nơi xuất phát của nền văn minh tối cổ nƣớc ta từ thời Hùng Vƣơng về sau, nơi xuất phát của Tản Viên Sơn Thánh, vị Nam Thiên thánh tổ, đứng đầu bất tứ bất tử của trời Nam. Cho nên, ba trí thức Địa lý nổi tiếng nhất của hai nƣớc Việt – Trung là Tả Ao (Việt), Cao Biền, Hoàng Phúc (Trung) không thể không qua lại vùng này. Không phải ngẫu nhiên ở thƣ viện Nghiên cứu Hán Nôm có cuốn “Địa lý đồ chi” (» Địa lý Cảo, Địa lý Hoàng Phúc Cảo) ngƣời đời Lê (Bảo Thái) đã ghép 3 tác giả Cao Biền + Hoàng Phúc + Tả Ao vào một quyển này. Các tác giả cùng tìm vào các kiểu đất quý, những nơi có huyệt đất mà Tả Ao trong đó, trên cơ sở hƣớng tìm với tri thức của Cao Hoàng tổng hợp đã cho thấy 28 kiểu đất quý trong quá trình khảo tứ trấn quanh Thăng Long gồm các đạo Kinh Bắc, Sơn Tây, Sơn Nam, Hải Dƣơng. Tứ trấn này là nền móng rộng dày, bền chắc để ba vị đi sâu hơn nữa vào chủ sơn tối cổ. 3 tri thức lấy lừng, dù khác thời sinh, nhƣng vừa là tri âm tri kỵ, vừa là đối lập chính trị, đối lập văn hoá đã gặp nhau ở đây, vừa nối học nhau, vừa tranh đấu. Có thể minh chứng: Núi Tam Đảo gần đền Hùng, thờ Quốc Tổ nƣớc Nam. Núi này gồm 3 ngọn cao, thẳng, đột khởi gần nhƣ đối xứng với 3 ngọn Ba Vì bên kia sông Hồng, hợp với Thăng Long thành 3 đỉnh tam giác đều. Tam Đảo, tay Long cao hơn Ba vì 300m với ngọn cao nhất là Phù Nghĩa, ngọn giữa cao chọt vót gọi là Kim Thiên hay Thạch Bàn, có bia Cao Biền dựng, ngọn bên tả là Thiên Thị. Trên đỉnh núi có ngôi chùa Đồng đúc toàn bằng đồng cực cổ, sƣờn núi có chùa Đá khắc chữ: “Địa ngục tự…”. Trên tầng núi khá cao khoảng 3 dặm có một khoảng đất bằng phẳng với 3 nền đất dài… có tấm bia lớn khắc 4 chữ lớn “La Thành bát loạn”, bên cạnh có dòng chữ nhỏ: “Minh thƣợng thƣ Hoàng Phúc cẩn đề”. Nói đến La Thành là phải nói đến Cao Biền. Thế là cả Cao Biền và Hoàng Phúc hai danh nhân Địa lý Trung Hoa, cách nhau 500 năm đều dựng bia ở Tam Đảo mà gót chân Địa lý luôn thực hành xê dịch của Tả Ao không thể không đến đây khi qua trên thấy rõ: Đây là nơi kết long mạch đặc biệt, nơi không ra ngoài các kiểu đất quý của Tả Ao.

        Sách mà Lê Lợi, Nguyễn Trãi nhận đƣợc của Hoàng Phúc hẳn là 2 tấu biểu của Cao Biền soạn tâu lên vủa Trung Hoa, ghi rõ các địa danh có đất kết. Có nhiều chỗ mô tả địa hình giống nhƣ những câu phú của sách Địa lý Tả Ao dù nhiều chỗ cùng ý khác lời. Ví dụ: Câu phú về “Quan quỵ” của sách Địa lý Tả Ao nói là: “Địa hữu quan quỳ sinh nhân trác Việt chi tai ” thì sách Cao Biền nói: “Thần đồng tiên lập quỷ sứ hậu tuỳ”. Từ đó, suy ra ta thấy: Hiểu rõ các câu phú về Địa lý của Tả Ao thì có thể khai thác đƣợc sách Địa lý của Cao Biền. Chứng tỏ Qua “Nghìn năm sự nghiệp Cao Hoàng” ta vẫn có thể tìm thấy sự tƣơng thông với các tác phẩm của Tả Ao và bƣớc chân của ông.

       Nói rõ hơn: Có sự tƣơng thông nhƣng cũng phải có sự đấu tranh nhƣ trên đã bàn. Ngay với ông thầy Địa lý Trung Quốc dạy Tả Ao cũng vậy. Câu than thở của thầy lúc chia tay là một ví dụ. Bài học đau đớn của Tả Ao về sau là một kinh nghiệm. “Nam Hải dị nhân” kể: Khi chia tay thầy dặn: “Về nƣớc Nam nhớ đừng lên núi Hồng Lĩnh”. Nhƣng một lần qua Hồng Lĩnh vì tò mò với lời khuyên của thầy Tả Ao cứ trèo lên núi mà phát hiện huyệt “Cửu Long tranh châu” tức huyệt đế vƣơng. Ông đem táng mộ cha vào đó rồi sinh một ngƣời con trai khôi ngô. Ở Tàu các thầy thiên văn phát hiện nhiều vị tinh tú chầu về phƣơng Nam báo hiệu sự ra đời của một đấng minh quân và tâu lên vua Minh. Vua dò ra thầy của Tả Ao, bắt thầy phải sai con sang An Nam trấn yểm, lừa bắt ngƣời con trai của Tả Ao đem về phƣơng Bắc. Tả Ao nhận ra thì sự đã rồi.

       Do tất cả những hoàn cảnh trên về không gian, thời gian, về những tiền đề Phong thuỵ Địa lý hai nƣớc Trung Việt có đƣợc mà Tả Ao ở điều kiện riêng ông là trung tâm phải chịu tác động và tiếp thu thì ông phải là ngƣời đãi cát lấy vàng, đúc kết để trở thành một nhà Địa lý Phong thuỵ chân tài.

Tác phẩm “Địa lý quý cơ chân tuyền” do Tả Ao với tên hiệu là “Phủ Hƣng” soạn, lƣu ở thƣ viện Viện nghiên cứu Hán Nôm. Sách gồm 2 chƣơng: Chƣơng đầu 17 thiên, phần nhiều dẫn tự sách Phong thuỵ của các nhà, càng nói lên tính tổng kết, đúc kết của tác giả. Chƣơng sau có 13 thiên do chính tác giả biên soạn. Việc dẫn từ các nhà, cũng nhƣ các ý kiến của mình đều đƣợc tác giả trình bày dƣới dạng luận, ca Việt Nam, với văn phong đầy chất Việt. Tất cả, chứng tỏ bách khoa Phong thuỵ Bắc Nam, Trung Việt đã hội tụ đủ trong tác phẩm của Tả Ao. Ông Tổng kết, phổi biến theo kiểu dân tộc riêng của mình. Vẫn theo kiểu đó, là các sách Địa lý cũng lƣu ở Viện nghiên cứu Hán Nôm của Tả Ao nhƣ sau:

  • Sách “Hoàng Chiêm Địa lý cảo”: Có 126 hình vẽ các kiểu đất quý của các địa phƣơng trong nƣớc. Mỗi hình vẽ đều có chú dẫn đặc điểm các kiểu đất đó.
  • Sách khác của Tả Ao nhƣng đồng tên: “Hoàng Chiêm Địa lý cảo”: (» Lê triều Hoàng Chiêm Địa lý luận”) bàn về sự biến hoá của Ngũ hành (Kim, Mộc, Thuỵ, Hoả, Thổ), các kiểu đất tốt, những phƣơng pháp tìm hƣớng, ngắm mạch, lấy huyệt, phép sơn thuỵ, phép Minh đƣờng, cách tìm kiểu đất làm giàu, phát quan, sống lâu, thi đỗ, đông con cái… Sách này đã đáp ứng tâm lý, mong muốn của các ngƣời quan tâm đến Phong thuỵ.
  • Sách “Hoàng Thị song tiên huyền cơ mật giáo” gồm 26 chƣơng, kèm theo nhiều hình vẽ nói về cách xem long mạch, định hƣớng, tìm huyệt đất, để đặt mồ mả, gắn với 13 kiểu đất quý ở các nơi mà các nhà Phong thuỵ Việt cũng nhƣ Trung đều cần.

Cùng với việc khảo sát Phong thuỵ ở nhiều địa phƣơng trên nƣớc ta, xét về  chiều rộng, Tả Ao còn đi sâu hơn nữa vào Phong thuỵ ở chính quê hƣơng mình. Sách “Nghệ An đạo Nghi Xuân huyện, Tả Ao xã tiên sinh Địa lý quyết pháp” nói lên điều này qua khảo sát ở quê hƣơng, Tả Ao đã rút ra phép xem Phong thuỵ, tìm long mạch huyệt đất để táng mồ mả, làm nhà đƣợc diễn tả bằng các thể thơ 6/8, 7/7, 6/8 hoặc phủ thể hiện tài văn chƣơng của ông.

Cũng nhƣ vậy, để cho các tri thức Phong thuỵ dễ đƣợc tiếp thu, không những phổ biến trong các tầng lớp tri thức, còn phổ biến trong các tầng lớp bình dân. Tả Ao sử dụng thơ, phú, văn vần, tăng cƣờng chữ quốc ngữ (Nôm) bên cạnh chữ Hán. Nhƣ ở thƣ viện Viện nghiên cứu Hán Nôm đã có hàng loạt tác phẩm: “Tả Ao chân truyền tập”, tức “Tả Ao chân truyền Địa lý” có các bài, sách này còn có: “Tả Ao di thƣ chân truyền chính pháp” gồm 8 bài nói về Địa lý bằng chữ Nôm …

Sách “Tả Ao tiên sinh bí truyền gia bảo trân tàng” cũng phổ biến theo các  thể loại văn học và chữ dân tộc ấy.

Với hình thức hấp dẫn dễ truyền bá ấy, tác phẩm của Tả Ao thu vào một nội dung uyên bác, đầy ý nghĩa nhƣ tác phẩm “Tả Ao chân truyền Địa lý”. Đây là một trong những tác phẩm thuộc loại “Kham dƣ” của nhà Địa lý Tả Ao trên nƣớc ta. Thuật ngữ Phong thuỵ “Kham dƣ” theo ý nghĩa của Trung Hoa cổ đại, cái ý nghĩa cũng rất phổ biến ở Việt Nam thì: “Kham” là thiên đạo chỗ cao, “Dƣ” là địa đạo chỗ thấp. Gộp cả 2 từ ấy thì “Kham Dƣ” là mối quan hệ giữa thiên đạo với địa đạo, suy ra kiến thức về địa hình giữa cao và thấp, giữa thiên văn với địa lý mà chúng tôi đã nêu ở trên khi dẫn đến những ý kiến của Lê Quý Đôn trong Vân đài loại ngữ. Qua đó, Tả Ao đã có một cái nhìn sâu sắc để tiếp thu, chắt lọc kham Dƣ của Trung Hoa sao thích hợp với hoàn cảnh địa lý Việt Nam. Qua nội dung này có thể thấy: Tác phẩm của Tả Ao đã hấp thu đƣợc từ nền văn hoá cổ Trung Hoa gắn với nền văn hoá cổ Việt Nam đƣợc vận dụng từ thực tế nâng lên thành lý luận. Dù trong đó chứa nhiều huyền bí nhƣng vẫn có thể đãi cát lấy vàng. Qua nội dung này và qua hoàn cảnh của ông trong sự chịu ảnh hƣởng hay tiếp nhận những tri thức Phong thuỵ Trung Quốc hoặc Việt Nam mà trên đã trình bày, ta thấy Tả Ao xứng đáng là ngƣời tổng kết hay là tập đại thành của nền văn hoá Địa lý Việt Trung.

Dù trƣớc Tả Ao ở nƣớc ta đã có những nhà Địa lý kiệt xuất nhƣng ông vẫn là ngƣời đầu tiên ở Việt Nam tiếp nhận, đƣa những tinh tuý của nền Địa lý Trung Hoa về nƣớc ta, kết hợp với tinh hoa Địa lý Việt Nam, để lại nhiều tác phẩm phong phú với kiến thức sâu sắc, phù hợp với điều kiện địa lý nƣớc ta, nổi bật là Phong thuỵ Dƣơng trạch và Phong thuỵ Âm trạch, gắn với con ngƣời… đƣợc vận dụng một cách sinh động và phong phú theo bƣớc chân hành nghề của Tả Ao. Đó cũng là những nguyên nhân trọng yếu đem lại những thành công của Tả Ao trong việc giúp dân  làm Địa lý Phong thuỵ tốt mà gây uy thế trong dân, tạo nên biết bao truyền thuyết lạ kỳ, hấp dẫn để tạo nên một vị Thánh sƣ Địa lý bất tử trong lòng dân.

Ngày 15 tháng 11 năm 2020